Bảng đơn vị đo khối lượng chính xác và cách quy đổi nhanh

Bảng đơn vị đo khối lượng là kiến thức không xạ lạ gì với nhiều đối tượng học sinh. Đây là một kiến thức căn bản sẽ phục vụ nhiều trong các kì thi và làm bài tập của nhiều đối tượng học sinh. Kiến thức về bảng đơn vị đo khối lượng cần phải ghi nhớ chi tiết.

Do đó bài viết dưới đây ITQNU sẽ giúp bạn ghi nhớ tốt hơn về kiến thức bảng đơn vị đo khối lượng này. Cũng như cách quy đổi các đơn vị có trong bảng và nhiều dạng ví dụ bài tập vận dụng khác. Xin mời các bạn cùng theo dĩ nhé!

Định nghĩa về đơn vị đo khối lượng là gì?

Định nghĩa về đơn vị là một đại lượng dùng để đo. Chúng được sử dụng trong các lĩnh vực khoa học xã hội như toán học, vật lý, hóa học, và trong cuộc sống đời thường cũng hiện hữu.

Ví dụ về đơn vị là những đơn vị quen thuộc như:

  • Đơn vị đo độ dài là cen ti mét: cm; mét: m.
  • Đơn vị đo chiều dài cái bàn là 2 m (mét), chiều rộng cái bàn là 1m (mét),… được sử dụng hằng ngày trong cuộc sống đời thường.

Định nghĩa khối lượng là lượng chất được chứa khi ta cân đo ra số cụ thể. Như vậy để xác định chính xác khối lượng ta cần phải dùng đến cân để đo.

Ví dụ: Khối lượng bao bột mì là lượng bột mì mì trong bao và bao bì.

Từ hai định nghĩa trên, ta rút ra được ý nghĩa là bảng đơn vị đo khối lượng là bảng các đơn vị dùng để xác định cân 1 một sự vật cụ thể. Công dụng chính của bảng đơn vị đo khối lượng là giúp chúng ta cân đo khối lượng của một đồ vật.

Ví dụ: Một người cân nặng 65 kg, đơn vị để đo là ki lô gam: kg

Định nghĩa về đơn vị đo khối lượng

Bảng đơn vị đo khối lượng

Để giúp bạn học ghi nhớ dễ dàng hơn bảng đơn vị đo khối lượng. Dưới đây là bảng được thiết kế logic giúp bạn hiểu hơn về các đơn vị đo khối lượng cũng như các đơn vị đo khối lượng phổ biến nhất. Được sử dụng trong học tập lẫn đời sống hằng ngày. Khi ghi nhớ những đơn vị này, bạn học sẽ làm bài tập nhanh hơn và tốt hơn.

Tấn Tạ Yến Kg hg dag g
1 tấn 1 tạ 1 yến 1 kg 1 hg 1 dag 1 g
 =10 tạ  =10 yến  =10kg  =10hg  =10dag  =10g
 =1000kg  =100kg  =1000g  =1000g  =100g

Bảng đơn vị đo khối lượng chính xác và dễ nhớ

Cách ghi nhớ bảng đơn vị đo khối lượng

Sau khi đọc được bảng đơn vị đo khối lượng ở trên, phần tiếp, bài viết sẽ hướng dẫn bạn đọc và ghi nhớ chúng sao cho nhanh nhất và nhớ lâu nhất. Bảng đơn vị đo khối lượng sẽ được xếp theo thứ tự từ lớn đến bé để dễ dàng ghi nhớ hơn:

Trong đó cách gọi một số đơn vị đo khối lượng như sau:

  • Tấn: cách gọi là tấn
  • Tạ: cách gọi là tạ
  • Yến: cách gọi là yến
  • Kg: cách gọi là ki lo gram
  • Hg: cách gọi là héc tô gam
  • Dag: cách gọi là đề ca gam
  • g: cách gọi là gam

Cụ thể các đơn vị thuộc bảng đơn vị đo khối lượng sẽ có dạng như sau:

  • Đơn vị đo khối lượng là Tấn, có thể viết kí hiệu là tấn: 1tấn = 10tạ = 1000kg
  • Đơn vị đo khối lượng là Tạ, có thể viết kí hiệu là tạ: 1tạ = 10 yến = 100kg
  • Đơn vị đo khối lượng Yến, có thể viết kí hiệu là yến: 1yến = 10kg
  • Đơn vị đo khối lượng Ki lô gam có thể viết kí hiệu là kg : 1kg = 10hg = 1000g
  • Đơn vị đo khối lượng Héc tô gam có thể viết kí hiệu là hg: 1hg = 10dag = 100g
  • Đơn vị đo khối lượng Đề ca gam có thể viết kí hiệu là dag: 1dag = 10g
  • Đơn vị đo khối lượng Gam có thể viết kí hiệu là g – đây là đơn vị phổ biến bé nhất hay dùng.

Cách để bạn học muốn ghi nhớ nhanh bảng đơn vị đo khối lượng, bạn học trước tiên cần phải , đọc đi đọc lại nhiều lần, nhẩm chúng ở trong đầu 5-7 lần. Khi đã có thể ghi nhớ được rồi, thỉnh thoảng bạn học cần ôn tập lại. Hoặc bạn có thể ghi giấy ghi chú và dán trước bàn học, mỗi ngày học, hằng ngày nhìn vào sẽ khiến dễ nhớ và cũng khó quên.

Làm sao để quy đổi giữa các đơn vị trong bảng

Cách quy đổi giữa các đơn vị trong bảng không phải khó. Bởi nếu chỉ cần bạn nắm rõ quy tắc của nó, bạn học sẽ làm rất tốt. Các quy tắc ấy là những quy tắc cơ bản như:

Cách quy đổi đơn vị đo khối lượng

Quy tắc 1: Khi đổi từ đơn vị lớn hơn xuống đơn vị bé hơn liền kề

Ở quy tắc này, khi hi đổi từ đơn vị lớn hơn xuống đơn vị bé hơn liền kề, bạn học thêm vào số đó 1 chữ số 0 có ý nghĩa là bạn đang nhân số đó với 10.

Trong trường hợp nếu cách một đơn vị ở giữa, bạn học thêm 2 số 0 là nhân số đó với 100 và nếu cách 2 đơn vị ta thêm 3 số 0 là nhân với 1000, sẽ tương tự với các cấp độ khác.

Ví dụ:

  • 4 tấn = 40tạ = 400yến = 4000kg
  • 2kg = 20hg = 200dag = 2000g

Quy tắc 2: Đổi từ đơn vị nhỏ hơn sang đơn vị lớn hơn liền kề

Nếu bạn học muốn đổi từ đơn vị lớn hơn xuống đơn vị bé hơn liền kề, thì bạn học cần bỏ đi 1 số 0 nghĩa là chia số đó cho 10 và sẽ làm sẽ tương tự với các cấp độ khác.

Ví dụ:

  • 6000g = 600dag = 60hg = 6kg
  • 90.000kg = 9000 yến = 900tạ = 90 tấn

Trên đây là toàn bộ nội dung tìm hiểu về định nghĩa, các quy tắc của bảng đơn vị đo khối lượng đầy đủ, dễ ghi nhớ cho các bạn học, đặc biệt là các bạn đang trong độ tuổi học phần này. Hy vọng những thông tin hữu ích của bài viết về bảng đơn vị đo khối lượng sẽ giúp bạn đọc học tập hiệu quả hơn và có kết quả thi tốt nhất. Ngoài ra, cuối bài viết có phần cách ghi nhớ  cho bạn học dễ dàng tham khảo để áp dụng giải đề và làm bài tập về nhà. Bạn học có thể thêm nhiều thông tin bổ ích khác về toán học khi truy cập vào website của chúng tôi.

Bài viết liên quan