Rất nhiều người thắc mắc khi nghe một ai đó nói rằng họ là COO. Tuy nhiên lại không biết COO là ngành nghề gì?Công việc của các COO là làm gì hay COO có khác gì với CEO.
Nếu bạn cũng đang có cùng thắc mắc COO là gì? Thì ngay sau đây xin mời các bạn hãy cùng ITQNU tìm hiểu ngay những thông tin về COO qua bài viết sau.
COO là gì?
COO là viết tắt của từ Chief operating officer. Dịch ra nghĩa tiếng Việt là giám đốc điều hành. Nói đến đây thì chắc cũng có nhiều người nhầm sang CEO – cũng có nghĩa là giám đốc điều hành.
Thông thường người ta sẽ sử dụng từ CEO phổ biến hơn COO. Do đó, mọi người quen từ CEO hơn cũng là điều dễ hiểu.
Hơn thế nữa, ở Việt Nam cũng có chương trình CEO – chìa khóa thành công. Nên từ này càng phổ biến hơn bao giờ hết. Tuy nhiên các bạn cũng đừng nhầm CEO và COO nhé. Hai từ này có sự khác biệt về nghĩa đó.
Phân biệt COO và CEO
COO là gì, làm thế nào để phân biệt với CEO. Đây không chỉ là thắc mắc của bạn mà còn là thắc mắc của rất nhiều người. Tuy cùng mang nghĩa là giám đốc điều hành nhưng hai từ này vẫn có sự khác biệt về nghĩa. Nên không thể sử dụng thay thế cho nhau.
1. Đối với CEO
CEO đóng vai trò là những người quan trọng, đóng vai trò quyết định đến sự thành bại của một công ty, doanh nghiệp. Đây cũng là người chịu trách nhiệm đưa ra những hướng đi đúng đắn và tốt nhất để phát triển doanh nghiệp và cạnh tranh với các đối thủ khác.
2. Đối với COO
Nếu đem so sánh như các bộ phận trên cơ thể con người. Thì CEO chinh là bộ não còn COO đóng vai trò là cánh tay. Dù thiếu đi một trong hai bộ phận thì doanh nghiệp cũng đều không hoạt động được.
Tại Việt Nam thì CEO được coi như tổng giám đốc còn COO được coi như phó tổng giám đốc. Tuy nhiên, ở nước ngoài thì CEO được coi như một quản lý cao cấp còn COO lại đóng vai trò là chủ tịch.
Tại các doanh nghiệp, COO là những người chịu trách nhiệm quản lý các hoạt động thường nhật của doanh nghiệp. Hoặc chịu trách nhiệm trong khâu giám sát, vận hành, tổ chức đồng thời trực tiếp báo cáo lại với CEO. COO cũng có thể được CEO ủy quyền để quản lý hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Cũng như chịu trách nhiệm xây dựng những chính sách, phương châm quản lý kinh doanh.
Quyền hạn và nhiệm vụ của một COO
Để tìm hiểu kỹ hơn COO là gì thì chúng ta cùng tìm hiểu những quyền hạn và nhiệm vụ của COO. Thông thường, những COO sẽ có các quyền hạn và nhiệm vụ như sau:
1. Quyền hạn của COO
Các COO có quyền lên kế hoạch và đưa ra ý kiến, quyền phủ quyết. Quyền được sát hạch tình trạng hoàn thành nhiệm vụ của những nhân viên cấp dưới.
Họ cũng được quyền chỉ đạo, sát hạch quản lý bộ phận cấp dưới mình. Các COO cũng có thể đưa ra các quyết định cho tổng giám đốc.
2. Trách nhiệm của COO
COO có trách nhiệm tổ chức, điều hành các công việc để thực thi chiến lược của doanh nghiệp. Đảm bảo công việc được vận hành theo đúng tiến độ, đúng kế hoạch và đạt được những hiệu quả như mong đợi.
COO cũng chịu trách nhiệm thúc đẩy những chương trình kế hoạch hay chiến lược cho công ty, doanh nghiệp. Tạo tiền đề giúp doanh nghiệp đi đúng hướng và tiến trình, mang lại doanh thu cao.
Bên cạnh đó thì COO cũng có trách nhiệm pháp lý về mặt kinh tế, hành chính. Những thông tin của doanh nghiệp nếu có sai phạm thì COO sẽ là người phải chịu trách nhiệm hoàn toàn.
3. Nhiệm vụ của COO
COO có nhiệm vụ xây dựng những quy tắc kinh doanh và lên kế hoạch làm việc cho doanh nghiệp. Các COO cũng xây dựng những quy định làm việc tiêu chuẩn cho toàn bộ nhân viên của doanh nghiệp. Để mọi người làm việc chuyên nghiệp và hiệu quả nhất.
Bên cạnh đó thì COO phải là người có khả năng cung cấp những số liệu và báo cáo tất cả các nghiên cứu của mình. Nhằm phục vụ cho những chính sách thiết yếu của công ty. Họ cũng chịu trách nhiệm chỉ đạo nhân viên thực hiện các chiến lược, kế hoạch đã được đề ra hay các phương án dự toán đầu tư đã được phê chuẩn.
Để làm tốt nhiệm vụ trên thì các COO phải là người có khả năng theo sát biến động của thị trường. Từ đó tìm ra các xu hướng mới nhất của người tiêu dùng trong và ngoài nước. Đây chính là những căn cứ, cơ sở vững chắc để đưa ra các kiến nghị với cấp trên.
Các COO cũng phải theo sát quá trình làm việc của nhân viên để nâng cao chất lượng làm việc. Đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao và đưa ra các chính sách, chế độ khen thưởng hợp lý. Cuối cùng, các COO có nhiệm vụ phải hoàn thành tốt mọi công việc mà tổng giám đốc đã giao phó.
Trên đây là những thông tin về chức năng, quyền hạn, nhiệm vụ của COO. Trả lời cho câu hỏi COO là gì. Đây không phải từ được sử dụng phổ biến nên rất nhiều người không biết nghĩa. Các bạn hãy tham khảo bài viết trên để không bị nhầm lẫn giữa COO và CEO nhé.