Tiêu chí phụ là gì? Tiêu chí phụ bao gồm những loại nào?

Chắc hẳn các bạn cũng đã từng nghe câu có rất nhiều cánh cổng dẫn đến thành công và Đại học không phải là cánh cửa duy nhất. Câu này không hề sai, nhưng vẫn có những bạn học sinh mà ước mơ lớn nhất của các bạn chính là bước chân vào cánh cổng Đại học mà bạn yêu thích. Thì lúc này tiêu chí phụ xuất hiện như một “phao cứu trợ” giúp các bạn đạt được nguyện vọng của mình.

Vậy tiêu chí phụ là gì? Tiêu chí phụ được sử dụng như thế nào? Tiêu chí phụ bao gồm những loại nào? Tại sao nó lại có sức mạnh lớn đến như vậy? Để giải đáp chi tiết nhất những thắc mắc này của các bạn. Thì hãy cùng ITQNU đi tìm hiểu về tiêu chí phụ là gì qua bài viết dưới đây nhé.

Tiêu chí phụ là gì?

Vừa qua, các bạn thí sinh ai ai cũng đều “chạy đôn chạy đáo” đi nộp hồ sơ ứng tuyển vào các trường Đại học trên cả nước. Tuy nhiên, để đảm bảo rằng mình sẽ có một tấm vé vào trường mình yêu thích, thì chắc hẳn các bạn thí sinh đều phải quan tâm đến những tiêu chí phụ khi xét tuyển Đại học.

Vậy tiêu chí phụ là gì?

Tiêu chí phụ nói chung là những tiêu chí mà con người đưa ra để đánh giá xem xét một vấn đề gì đó, và dùng trong việc lựa chọn đánh giá xem cái nào tốt hơn rồi lựa chọn.

Còn trong tuyển sinh, tiêu chí phụ là cách đánh giá đối với những thí sinh có cùng điểm số như nhau, chọn ra những thí sinh đáp ứng đầy đủ các tiêu chí phụ. Quyết định đến việc ai sẽ dành được suất trúng tuyển cuối cùng, còn ai sẽ phải dừng lại ở đây.

Mình cùng lấy ví dụ đơn giản nhé. Nếu có 2 thí sinh bằng điểm nhau cùng nộp đơn xét tuyển vào trường mà chỉ được chọn một người thì nhà trường sẽ đưa ra tiêu chí phụ để xem ai có điểm môn Toán cao hơn thì sẽ chọn thí sinh đó. Và khi đó, môn Toán chính là tiêu chí phụ mà nhà trường đặt ra cho các thí sinh.

Tiêu chí phụ gồm những loại nào?

Tiêu chí phụ không có một quy định cụ thể nào cả. Mà sẽ tùy thuộc vào từng tiêu chí tuyển sinh của trường mà sẽ có những tiêu chí phụ khác nhau.

Nếu sau khi công bố mức điểm sàn của trường sẽ lấy từ cao xuống thấp. Nếu nhà trường lấy hết các bạn có tổng điểm bằng nhau thì có thể thừa chỉ tiêu. Nhưng nếu không lấy thì sẽ thiếu chỉ tiêu. Chính vì thế, mỗi trường sẽ đặt ra các tiêu chí phụ khác nhau để đảm bảo việc tuyển đủ chỉ tiêu.

Do đó, tiêu chí phụ sẽ được các trường áp dụng như  sau:

Tiêu chí phụ ưu tiên theo môn thi

Ưu tiên theo môn thi chính là hình thức thường được sử dụng nhất tại các trường Đại học hiện nay. Đối với những thí sinh có điểm bằng nhau thì nhà trường có thể dựa vào điểm thi của môn chính nhân đôi hoặc một trong những môn nằm trong tổ hợp xét tuyển.

Ví dụ: Trường Đại học Thương Mại cũng ưu tiên các môn lần lượt ngành Ngôn ngữ Anh là điểm bài thi Tiếng Anh; với chuyên ngành Tiếng Pháp thương mại (D03) là điểm bài thi Tiếng Pháp; với Chuyên ngành Tiếng Trung thương mại (D04) là điểm bài thi Tiếng Trung.

Hay trường Đại học Mỏ địa chất sẽ ưu tiên thí sinh có điểm môn Toán cao hơn. Và những trường Đại học khác cũng tương tự như vậy.

Tiêu chí phụ ưu tiên theo thứ tự nguyện vọng

Trên thực tế có một số trường lại áp dụng ưu tiên theo nguyện vọng của thí sinh. Nếu trường hợp thí sinh có cùng điểm số, sau khi ưu tiên theo môn mà vẫn không xét tuyển được thì tiếp tục ưu tiên người đăng ký thứ tự nguyện vọng cao hơn.

Chẳng hạn như thí sinh nào đăng ký xét tuyển vào trường Học viện Nông nghiệp Việt Nam là nguyện vọng 1 thì sẽ được ưu tiên xét tuyển trước.

Tiêu chí phụ dựa vào điểm xét tuyển chưa làm tròn

Theo như quy định chung thì các bài thi trắc nghiệm sẽ được chấm bằng máy tính và được quy đổi sang thang điểm 10, làm tròn đến hai chữ số thập phân cho từng bài thi trắc nghiệm. Tổng điểm của tổ hợp môn xét tuyển sẽ được làm tròn đến 0.25 điểm. Điểm của thí sinh gần tiệm cận nào thì làm tròn tới tiệm cận đó. Tuy nhiên, có nhiều trường áp dụng tiêu chí phụ là tổng điểm 3 môn chưa làm tròn như Đại học Ngoại Thương.

Theo đó, nhà trường sẽ xem tổng điểm của thí sinh nào cao hơn khi chưa làm tròn thì sẽ lựa chọn thí sinh đó. Và tất nhiên thí sinh còn lại sẽ phải tạm dừng cuộc chơi.

Nhìn chung, tiêu chí phụ đối với mỗi trường và mỗi ngành là khác nhau. Tiêu chí phụ sẽ được phân chia và được các trường Đại học sử dụng linh hoạt để tuyển sinh.

Tiêu chí phụ có hẳn là “phao cứu trợ” cho các thí sinh?

Mình chắc chắn rằng ở ngoài kia đang có rất nhiều thí sinh trong kỳ thi THPT Quốc gia có tổng điểm thi bằng nhau, thế nhưng có bạn thì lại đỗ, có bạn thì lại trượt. Như vậy chúng ta có thể thấy phao cứu trợ này chỉ cứu được một số người trong các em đó mà thôi. Bạn nào may mắn hơn thì tiêu chí phụ sẽ là phao cứu sinh nổi, còn một số bạn kém may mắn hơn thì lại trở thành phao cứu sinh chìm. Điều này là bất lợi cho thí sinh, ai cũng biết, nhưng nó lại rất có lợi cho nhà trường.

Tại sao mình lại nói vậy? Chúng ta có thể nhận thấy, với hình thức sử dụng tiêu chí phụ trong xét tuyển đầu vào Đại học, nhà trường vừa có thể đáp ứng đủ chỉ tiêu tuyển sinh, vừa có thể lựa chọn được những thí sinh có đầu vào tốt. Do đó, tiêu chí phụ vô tình lại trở thành cái “phao” cho chính nhà trường chứ không phải các thí sinh nữa rồi.

Cách nắm chắc trong tay tấm vé Đại học

Làm thế nào để tiêu chí phụ trở thành phao cứu trợ “nổi” đối với các thí sinh?

  • Thứ nhất, các em nên xác định rõ ràng mục tiêu ngành, trường mà mình mong muốn đăng ký học. Sau đó, các em phải tìm hiểu và tham khảo thật kỹ những tiêu chí tuyển sinh của nhà trường và các tiêu chí phụ như thế nào
  • Thứ hai, bây giờ là thời đại công nghệ thông tin lên ngôi, các em hãy tận dụng và lên mạng tìm hiểu xem điểm chuẩn của các trường những năm trước thay đổi ra sao. Sau đó, dựa vào mức điểm đó để có mục tiêu phấn đấu và ôn luyện thật tốt nhé

Nếu bạn thực sự có đam mê và có mong muốn vào các trường Đại học thì mình tin rằng cộng thêm với sự cố gắng, chắc chắn bạn sẽ thành công!

Hy vọng rằng những thông tin về tiêu chí phụ là gì mà chúng tôi đã chia sẻ trong bài viết này sẽ thực sự hữu ích đối với các bạn. Đặc biệt là các bạn thí sinh đang có nhu cầu tìm hiểu về tiêu chí phụ của các trường Đại học mà các bạn đang hướng tới. Hãy không ngừng cố gắng nhé, mình tin các bạn sẽ làm được! Chúc các bạn may mắn!

Bài viết liên quan