Bạn đã từng nghe thấy rất nhiều về CEO? Nhưng bạn chưa thực sự hiểu được chi tiết về chức vụ quan trọng này?
Vậy bạn đừng nên bỏ qua bài viết này của ITQNU. Dưới đây sẽ là những thông tin vô cùng hữu ích về CEO là gì? Vai trò và trách nhiệm của CEO trong công ty? Làm thế nào để trở thành một CEO tài ba, chuyên nghiệp, có thể dẫn dắt toàn bộ công ty?
Hãy cùng ITQNU giải đáp những thắc mắc này của bạn đọc qua bài viết dưới đây nhé!
CEO là gì?
CEO là viết tắt của cụm từ Chief Executive Officer. Tức là giám đốc điều hành hoặc giám đốc quản lý. Đây là chức vụ điều hành cao nhất của một tổ chức hoặc tập đoàn.
CEO giữ trách nhiệm phải thực hiện tất cả các chính sách kinh doanh quan trọng. Và báo cáo trước hội đồng quản trị của doanh nghiệp. CEO là người có quyền quyết định cuối cùng khhi đưa ra quyết định cho công ty.
CEO có trách nhiệm chung trong việc xây dựng kế hoạch, chiến lược phát triển, thực hiện. Và tích hợp định hướng của một tổ chức nhằm tối đa hóa các mục tiêu tài chính của họ. Điều này bao gồm trách nhiệm đối với tất cả các thành phần và bộ phận của doanh nghiệp.
CEO là người vạch ra đường đi nước bước của doanh nghiệp. Là chìa khóa quan trọng trên mọi hoạt động của tổ chức. Bên cạnh đó, CEO cũng là người xây dựng, phát triển, quảng bá hình ảnh, thương hiệu, nuôi dưỡng văn hoá của công ty. Là người đứng đầu của tổ chức, CEO thay mặt công ty để đàm phán, ký kết các hợp đồng thương mại, phê duyệt các dự án đầu tư, chính sách tài chính và giám sát các hoạt động kinh doanh.
CEO có thể phân một số quyền lực cho cấp dưới của mình. Nhưng người đưa ra quyết định cuối cùng vẫn là CEO. CEO sẽ báo cáo trực tiếp kết quả công việc của mình đến Hội đồng quản trị của doanh nghiệp. Hội đồng bao gồm những cá nhân được các cổ đông bầu ra để quản lý số vốn mà họ đầu tư cho doanh nghiệp. CEO thường có một ghế trong Hội đồng quản trị. Và trong nhiều trường hợp, họ nắm chức vụ Chủ tịch Hội đồng.
Vai trò và trách nhiệm của CEO là gì?
Vai trò và nghĩa vụ của CEO có thể có nhiều sự khác biệt giữa các doanh nghiệp. Thường phụ thuộc vào cơ cấu tổ chức và quy mô tổng thể của doanh nghiệp. Ở các doanh nghiệp vừa và nhỏ, CEO thường nắm trong tay quyền lực rất lớn. Đôi khi bao gồm cả trách nhiệm trong vấn đề tuyển dụng nhân lực.
Ở các doanh nghiệp lớn, CEO thường chỉ có trách nhiệm ra quyết định quy mô lớn. Những chiến lược dài hạn mang tính chất quan trọng. Những quyết định ít quan trọng hơn sẽ được trao quyền cho các nhà quản lý cấp thấp hơn.
Nói chung, không có bất kỳ một chuẩn chung quy định những nghĩa vụ và trách nhiệm cụ thể đối với một người làm CEO. Nhưng xét về tổng thể, chúng ta có thể hình dung nghĩa vụ và trách nhiệm của CEO sẽ như sau:
- Thay mặt công ty, có trách nhiệm phát ngôn với các cổ đông, các cơ quan chính phủ, và với công chúng
- Đề ra những quyết định về doanh nghiệp trong ngắn và dài hạn
- Thiết lập và triển khai tầm nhìn và mục tiêu của doanh nghiệp
- Đánh giá hiệu quả công việc của các lãnh đạo cấp cao trong doanh nghiệp, gồm các giám đốc, phó giám đốc và trưởng bộ phận phát triển chiến lược
- Nhận diện thách thức mà doanh nghiệp có thể gặp phải, nắm bắt những cơ hội từ thị trường
- Đảm bảo doanh nghiệp thực hiện những cam kết có trách nhiệm với cộng đồng xã hội
- Đánh giá rủi ro của doanh nghiệp, đảm bảo những rủi ro ấy được giám sát và giảm thiểu đáng kể
- Đề xuất mục tiêu chiến lược, và đảm bảo mục tiêu đó phải cụ thể và đo lường được
Sự khác biệt giữa Chủ tịch hội đồng quản trị và CEO là gì?
Trên thực tế, có rất nhiều người bị nhầm lẫn giữa CEO và Chủ tịch hội đồng quản trị (viết tắt là Chủ tịch HĐQT). CEO là người có quyền lực ra các quyết định hoạt động cấp cao trong doanh nghiệp. Còn Chủ tịch HĐQT là người chỉ có trách nhiệm giám sát việc doanh nghiệp sử dụng dòng tiền đầu tư của các cổ đông, và giám sát hoạt động của doanh nghiệp nói chung.
Hội đồng quản trị thường họp nhiều lần trong một năm để thiết lập mục tiêu dài hạn, báo cáo kết quả tài chính, đánh giá hiệu quả làm việc của các lãnh đạo cấp cao. Và đề xuất chiến lược trong tương lai của doanh nghiệp.
Nếu xét về mặt nguyên tắc thì Chủ tịch HĐQT thường có vị trí cao hơn CEO. Nhưng Chủ tịch HĐQT lại không có quyền đưa ra những quyết định quan trọng mà không thông qua ý kiến của các thành viên trong Hội đồng.
Chủ tịch HĐQT có thể được coi là “boss” lớn nhất trong doanh nghiệp, thường không tham gia quản lý trực tiếp các hoạt động thường nhật của doanh nghiệp, nhằm giúp CEO chủ động điều hành và quản trị doanh nghiệp.
Tại sao nên tách biệt Chủ tịch hội đồng quản trị và CEO?
Chúng ta có thể thấy trong một số doanh nghiệp, CEO và Chủ tịch HĐQT có thể được đảm nhiệm bởi một người. Nhiều doanh nghiệp cho phép CEO nắm giữ ghế Chủ tịch HĐQT, nhưng xét cụ thể thì điều này lại tiềm ẩn nhiều rủi ro.
Chúng ta có thể lấy ví dụ đơn giản như Hội đồng quản trị đang cân nhắc tăng lương cho các vị trí lãnh đạo cấp cao. Là một lãnh đạo cấp cao, CEO hoàn toàn có thể bỏ phiếu thuận trước Hội đồng về đề xuất này.
Hay hội đồng quản trị đang yêu cầu các thành viên đánh giá mức độ hiệu quả công việc của các nhân viên cấp cao trong doanh nghiệp. CEO hoàn toàn có thể đánh giá mức độ hiệu quả công việc của bản thân mình là tốt, vì anh ta có một chỗ đứng trong Hội đồng để bỏ phiếu đánh giá.
Chính vì vậy, doanh nghiệp nên rạch ròi giữa hai vị trí CEO và Chủ tịch Hội đồng quản trị để tránh sự mâu thuẫn về mặt quyền lợi có thể nảy sinh.
Làm thế nào để trở thành một CEO chuyên nghiệp?
Để trở thành một CEO chuyên nghiệp còn tùy thuộc vào điều kiện, hoàn cảnh và tố chất của mỗi người. Các bạn có thể tham khảo những yêu cầu cơ bản để trở thành một CEO dưới đây:
1. Kiến thức đa lĩnh vực
Đây là một yếu tố thiết yếu, CEO là người phải có tầm nhìn tổng quan và tầm nhìn xa đối với mọi thứ. Vì thế yêu cầu họ phải tích lũy một khối lượng lớn kiến thức, không chỉ chuyên môn của mình mà còn ở nhiều lĩnh vực khác.
2. Nền tảng về khoa học quản trị
Đây được coi như là nền móng cơ bản để trở thành một nhà điều hành xuất sắc. Không chỉ phải lĩnh hội được tất cả các kiến thức về quản trị khi được đào tạo, mà còn phải thường xuyên tự nghiên cứu, tìm tòi, cập nhật, học hỏi không ngừng nghỉ các kiến thức mới trong lĩnh vực này để có thể bắt kịp với xu hướng quản trị và điều hành công ty một cách có hiệu quả nhất.
3. Kinh nghiệm, kĩ năng
Không chỉ là kinh nghiệm, kĩ năng chuyên môn, mà người điều hành phải là một người dày dạn vốn sống, thông hiểu về việc đối nhân xử thế. Vì vậy, muốn trở thành một CEO để có thể tổ chức, điều hành, quản lý tốt một tập thể lớn, thì bạn phải va chạm, trải nghiệm, thử thách bản thân ở nhiều lĩnh vực, nhiều môi trường, hoàn cảnh khác nhau.
4. Chịu được áp lực, sức khỏe tốt
CEO là người phải làm việc với rất nhiều áp lực, vì một sức khỏe tốt và một tinh thần thép là hai yếu tố cũng rất quan trọng giúp họ có thể vượt qua những khó khăn, thách thức, làm tốt vai trò của mình.
5. Tố chất bẩm sinh
Để trở thành một CEO thành công, một nhà điều hành chuyên nghiệp, xuất sắc, ngoài việc phải được đào tạo, học tập bài bản có định hướng, thì tố chất bẩm sinh là một điều kiện cực kì quan trọng. Vì thế không phải ai cũng có thể làm CEO.
Các tố chất thường có ở một CEO thành công là: Chỉ số thông minh (IQ), chỉ số cảm xúc (EQ), tư duy khoa học, khả năng quan sát, tổng hợp, phân tích, hệ thống, sáng tạo. Tính cách nhanh nhạy, quyết đoán. Có thần thái uy lực của một người cầm quyền.
Hy vọng rằng những thông tin trên đây về CEO là gì sẽ mang đến cho bạn đọc cái nhìn cụ thể hơn về chức vụ CEO, trách nhiệm và quyền hạn của họ trong doanh nghiệp. Cũng như những yêu cầu cơ bản để có thể trở thành một CEO chuyên nghiệp mà nhiều bạn cũng đang quan tâm. Cảm ơn các bạn đã dành thời gian theo dõi bài viết! Chúc các bạn có một ngày làm việc và học tập thật hiệu quả!