Hình bình hành là một trong những hình học rất phổ biến trong các bài tập về hình học. Do đó, để giải được các bài toán về hình bình hành. Đòi hỏi học sinh chúng ta phải nhớ được các công thức như: tính diện tích hình bình hành, tính chu vi hình bình hành. Cũng như áp dụng các tính chất của hình bình hành để qua đó. Chúng ta có thể giải được các bài toán liên quan tới hình bình hành một cách nhanh chóng.
Và ngay sau đây xin mời các bạn chúng ta cùng ôn lại các kiến thức này của hình bình hành nhé.
Công thức tính diện tích hình bình hành
Đầu tiên đó chính là công thức tính diện tích hình bình hành. Để có thể tính được diện tích của hình bình hành khi biết các cạnh. Chúng ta sẽ áp dụng công thức sau đây:
S = a × h
Diện tích hình bình hành bằng tích của cạnh đáy nhân với chiều cao.
Trong đó:
- S: Là diện tích hình bình hành
- a: là số đo cạnh đáy của hình bình hành
- h: số đo chiều cao hình bình hành.
Công thức tính chu vi hình bình hành
Ngoài công thức tính diện tích hình bình hành. Thì chúng ta cũng cần phải nhớ công thức tính chu vi hình bình hành nhé. Để tính chu vi hình bình hành, chúng ta áp dụng công thức sau đây:
P = ( a+b ) x 2
Chu vi hình bình hành bằng 2 lần tổng số đo của 2 cạnh kề nhau bất kì.
Trong đó:
- P: là chu vi hình bình hành
- a: là số đo cạnh đáy hình bình hành.
- b: số đo cạnh bên hình bình hành
Các tính chất hình bình hành và cách nhận biết
Đối với hình bình hành chúng ta cũng có những tính chất riêng của nó. Và để nhận biết đây có phải là hình bình hành hay không. Chúng ta cũng sẽ dựa vào các dấu hiệu nhận biết. Và dưới đây là chi tiết các tính chất của hình bình hành. Cũng như dấu hiệu nhận biết của hình bình hành các bạn cùng tham khảo.
Các tính chất hình bình hành
- Các góc đối bằng nhau.
- Các cạnh đối song song và bằng nhau.
- Hai đường chéo cắt nhau tại trung điểm của mỗi đường.
Dấu hiệu nhận biết hình bình hành
- Hình thang có hai cạnh bên song song là hình bình hành
- Hình thang có hai cạnh đáy bằng nhau là hình bình hành
- Tứ giác có hai cặp cạnh đối song song là hình bình hành.
- Tứ giác có các góc đối bằng nhau là hình bình hành.
- Tứ giác có các cạnh đối bằng nhau là hình bình hành.
- Tứ giác có hai đường chéo cắt nhau tại trung điểm của mỗi đường là hình bình hành.
- Tứ giác có hai cạnh đối vừa song song và vừa bằng nhau là hình bình hành.
Như vậy trên đây ITQNU đã chia sẻ với các bạn về công thức tính diện tích hình bình hành. Cũng như công thức tính chu vi hình bình hành rồi. Hi vọng với những kiến thức bổ ích này sẽ giúp các bạn có thể ôn tập và nhớ lại một cách tốt nhất.