GSM là gì? Sự khác biệt cơ bản giữa GSM và CDMA là gì?

Nhắc đến việc lựa chọn sử dụng mạng di động hiện nay. Thì mọi người sẽ thường quan tâm nhiều đến những tiêu chí liên quan đến tên nhà mạng. Chất lượng dịch vụ, sự hỗ trợ khách hàng, giá thành,…

Và tất nhiên là không thể không kể đến chuẩn kết nối thông dụng nhất hiện nay là GSM và CDMA. Thế nhưng trên thực tế lại rất ít người hiểu rõ được GSM là gì? Cũng như sự khác nhau cơ bản giữa GSM và CDMA.

Chính vì thế, trong bài viết ngày hôm nay, ITQNU sẽ cung cấp cho các bạn một cái nhìn cơ bản nhất và cặn kẽ nhất về GSM. Để giúp các bạn có sự lựa chọn đúng đắn hơn trong những lần sử dụng tiếp theo. Hãy cùng theo dõi nhé!

GSM là gì?

GSM là viết tắt của cụm từ tiếng Anh Global System for Mobile Communications. Có nghĩa là hệ thống toàn cầu dành cho việc liên lạc di động. Dịch vụ GSM được sử dụng bởi hơn 2 tỷ người trên 212 quốc gia và vùng lãnh thổ.

Các mạng thông tin di động GSM cho phép có thể chuyển vùng với nhau. Do đó những máy điện thoại di động GSM của các mạng GSM khác nhau có thể sử dụng được ở nhiều nơi trên thế giới. Khả năng phủ sóng rộng khắp nơi của chuẩn GSM làm cho nó trở nên phổ biến trên thế giới. Cho phép người sử dụng có thể sử dụng điện thoại di động của họ ở nhiều vùng trên thế giới.

Nếu đứng về phía quan điểm khách hàng thì lợi thế chính của GSM là chất lượng cuộc gọi tốt hơn, giá thành thấp và dịch vụ tin nhắn.

Thuận lợi đối với nhà điều hành mạng là khả năng triển khai thiết bị từ nhiều người cung ứng. GSM cho phép nhà điều hành mạng có thể sẵn sàng dịch vụ ở khắp nơi. Do đó người dùng có thể sử dụng điện thoại của họ ở khắp nơi trên thế giới.

CDMA là gì?

Sau khi đã hiểu rõ GSM là gì rồi thì chúng ta sẽ tiếp tục đi tìm hiểu về loại chuẩn di động CDMA cũng khá phổ biến hiện nay.

CDMA là chuẩn di động được phát triển và sở hữu bởi Qualcomm. Sau đó được mở rộng ra thành nền móng cho những công nghệ tiên tiến hơn như CDMA2000. Và chuẩn WCDMA vẫn thường dùng trong kết nối 3G hiện nay.

Mặc dù vậy nhưng CDMA lại không phổ biến bằng GSM khi chưa đến 18% nhà mạng trên thế giới sử dụng CDMA. Mà thường chỉ tập trung tại khu vực Mỹ với những cái tên như Version Wireless hay Sprint. Hoặc tại Hàn Quốc và Nga.

GSM và CDMA có gì khác biệt?

Nhìn chung thì GSM và CDMA đều là chuẩn cho việc đa kết nối. Đồng nghĩa với việc có thể thực hiện nhiều cuộc gọi khác nhau trên cùng một thiết bị.

Chính vì thế mà việc phân biệt giữa GSM và CDMA dường như chỉ nằm ở cách mà chúng chuyển đổi dữ liệu ra dạng sóng phát thanh và truyền đi như thế nào đến các người nhận tương ứng của mình.

Tất nhiên đó chỉ là tổng quát mà thôi, còn trên thực tế thì để phân biệt rõ ràng hơn ở mức độ người dùng giữa GSM và CDMA thì chúng ta có thể xem qua những tiêu chí dưới đây:

1. Thẻ SIM

Thường thì các mạng GSM sẽ ấn định địa chỉ liên lạc trực tiếp trên SIM cung cấp cho người dùng của mình. Trong khi đó, các thiết bị CDMA lại không như vậy. Mà mỗi thiết bị CDMA sẽ có số liên lạc được liên kết trực tiếp với chính nó.

Điều đó có nghĩa là nếu bạn đang muốn thay đổi thiết bị hoặc nâng cấp chúng thì các nhà mạng sẽ là nơi để thực hiện điều này với việc ngưng liên kết với các thiết bị cũ. Đồng thời chuyển qua kích hoạt các thiết bị mới trước khi tiếp tục sử dụng. Còn với GSM thì việc thay đổi này lại cực kỳ đơn giản. Bạn chỉ cần mua một SIM mới lắp vào thiết bị là xong!

2. Vùng phủ sóng

GSM phổ biến rộng rãi trên toàn cầu hơn và chúng ta có thể dễ dàng tìm thấy khả năng hoạt động của một thiết bị GSM tại bất kỳ nơi nào trên thế giới.

Trong khi CDMA lại chỉ nằm trong một số nhà mạng như Verizon Wireless hay Sprint tại Mỹ, Hàn Quốc và một số quốc gia có nhiều người đăng ký sử dụng CDMA.

3. Khả năng chuyển vùng quốc tế

Thực sự thì cả 2 chế độ mạng đều hỗ trợ tính năng này. Tuy vậy, điểm khác biệt giữa chúng chính là ở diện tích phủ sóng tại mỗi quốc gia mà người sử dụng tới.

Rõ ràng thì với sự đa dạng trong việc sử dụng của mình mà mạng GSM có khả năng chuyển vùng quốc tế tốt hơn. Dù rằng vấn đề này sẽ gây ra một số hạn chế trong khả năng kết nối tùy thuộc vào điện thoại thông minh và chính sách nhà mạng.

Như vậy, trên đây là những thông tin cơ bản nhất về chế độ mạng GSM là gì mà ITQNU đã chia sẻ với các bạn. Hy vọng rằng những thông tin này sẽ thực sự hữu ích đối với bạn đọc khi tìm hiểu về chế độ mạng GSM hay chế độ mạng CDMA.

Cảm ơn các bạn đã dành thời gian quan tâm theo dõi bài viết của chúng tôi! Chúc các bạn có một ngày làm việc và học tập thật hiệu quả!

Bài viết liên quan