Bạn đang học kế toán hay kinh doanh? Bạn thuộc khối ngành kinh tế? Vậy thì chắc hẳn bạn đã từng gặp từ lũy kế nhiều lần rồi đúng không? Mà nếu chưa gặp thì tương lai bạn cũng sẽ phải sử dụng cụm từ này khá nhiều đấy. Chính vì thế, việc tìm hiểu những thông tin liên quan đến lũy kế là vô cùng cần thiết. Để bạn có thể sử dụng và áp dụng sao cho phù hợp nhất.
Trong bài viết ngày hôm nay, ITQNU sẽ giải thích cho bạn lũy kế là gì? Lỗ lũy kế là gì và công thức tính lũy kế chính xác nhất nhé. Hãy cùng theo dõi thôi nào!
Lũy kế là gì?
Lũy kế trong tiếng Anh là Cummulative, là số liệu tổng hợp trước đó được đưa vào tính toán tiếp trong phần hạch toán tiếp theo. Hay hiểu đơn giản hơn thì lũy kế chính là lũy tiến được cộng dồn và nối tiếp nhau.
Hơi khó hiểu đúng không nào? Mình sẽ lấy ví dụ để các bạn dễ hiểu hơn nhé.
Ví dụ: Tháng trước nợ 100 triệu, tháng sau nợ tiếp 50 triệu. Nếu nợ tháng trước chưa trả được thì được cộng lũy tiến và tháng sau, như vậy thì số nợ là 150 triệu. Đơn giản hơn nữa thì chúng ta hiểu là nợ cũ và nợ mới cộng lại với nhau thế thôi.
Công thức tính lũy kế là gì?
Lũy kế = Phát sinh trong kỳ + Lũy kế các tháng trước
Ví dụ: Tài khoản chứng khoán có 20 triệu. Lợi nhuận từ việc đầu tư cổ phiếu trên quý như sau:
- Quý 1: – 3 triệu
- Quý 2: + 6 triệu
- Quý 3: + 2 triệu
- Quý 4: – 3 triệu
- Lũy kế cả năm là : (-3) + (6) + (2) + (-3) = 2 triệu tức lợi nhuận = 2 triệu
Lũy kế giá trị thanh toán là gì?
Lũy kế giá trị thanh toán bao gồm lũy kế thanh toán tạm ứng và lũy kế thanh toán khối lượng.
Trong đó:
- Lũy kế thanh toán tạm ứng = giá trị tạm ứng theo hợp đồng còn lại chưa thu hồi đến cuối kỳ trước – chiết khấu tiền tạm ứng + giá trị đề nghị thanh toán kỳ này.
- Lũy kế thanh toán khối lượng hoàn thành = số tiền đã thanh toán khối lượng hoàn thành đến cuối kỳ trước + chiết khấu tiền tạm ứng + giá trị đề nghị thanh toán kỳ này.
- Lũy kế giá trị thanh toán = Lũy kế thanh toán tạm ứng + Lũy kế thanh toán khối lượng hoàn thành.
Khấu hao lũy kế là gì?
Khấu hao lũy kế là tổng số tiền chi phí một tài sản của nhà máy đã được phân bổ vào chi phí khấu hao tài sản kể từ khi được đưa vào phục vụ. Khấu hao lũy kế thường được kết hợp với tài sản xây dựng như nhà cửa, máy móc, thiết bị,…
Hoặc có thể hiểu đơn giản khấu hao lũy kế là tổng khấu hao của năm này và nhiều năm trước nữa cộng lại, nhằm mục đích thu hồi dần giá trị tài sản cố định đã đầu tư.
Lượng khấu hao lũy kế được sử dụng để xác định giá trị sổ sách là một tài sản của nhà máy. Khấu hao lũy kế của một tài sản không thể vượt quá chi phí của tài sản đó. Trong trường hợp tài sản vẫn được sử dụng sau khi chi phí của nó đã được khấu hao hết thì chi phí của tài sản và khấu hao lũy kế của nó sẽ nằm trong các tài khoản sổ cái và các điểm dừng chi phí khấu hao.
Lỗ lũy kế là gì?
Lỗ lũy kế được hiểu là sự suy giảm về giá trị tài sản. Khi một tài sản bị suy giảm giá trị, tức là khi đó giá trị được ghi trên sổ sách nhiều hơn giá trị thu hồi của tài sản đó. Giá trị ghi trên sổ là số tiền thể hiện trên sổ sách kế toán. Trong khi đó, giá trị thu hồi là giá trị thực của tài sản.
Khi xảy ra trường hợp giá trị tài sản được ghi nhận trên sổ kế toán lớn hơn giá trị thực của tài sản thì khi đó có sự suy giảm giá trị tài sản xảy ra. Lúc này đòi hỏi kế toán khai nhận một khoản lỗ lũy kế. Thay vì gọi lỗ lũy kế, người ta có thể gọi với cái tên khác đó là khấu hao tài sản của doanh nghiệp.
Công thức tính lỗ lũy kế là gì?
Lỗ lũy kế = Giá trị ghi trên sổ kế toán – Giá trị thu hồi của tài sản
Trong trường hợp bạn không tính được giá trị thu hồi riêng lẻ của từng tài sản thì hãy tính giá trị thu hồi của toàn doanh nghiệp. Kết quả cuối cùng sẽ cho bạn đáp án về số lỗ lũy kế của toàn bộ doanh nghiệp. Khi xác định được số lỗ lũy kế kế toán cần bổ sung ngay vào danh mục của từng tài sản.
Khi nào nên hạch toán các khoản lỗ lũy kế?
Khi đã xác định được các khoản lỗ lũy kế bạn nên tiến hành hạch toán ngay. Theo đó, số lỗ lũy kế được ghi nhận như sau:
- Nợ: Chi phí lỗ lũy kế sẽ lỗ hoặc lãi dựa trên tài sản có. Nếu mô hình này được áp dụng hay đánh giá lại thì lỗ lũy kế được thừa nhận.
- Nợ: Thặng dư đánh giá lại hay nguồn vốn dựa trên tài sản có.
Khi tính toán theo cách này bạn đừng quên điều chỉnh cả chi phí khấu hao lần tới nhé!
Đảo ngược khoản lỗ lũy kế được không?
Khi tính được số lỗ lũy kế chắc chắn bạn sẽ trả lời được câu hỏi “Đảo ngược khoản lỗ lũy kế được không?”
Câu trả lời là “có” các bạn nhé! Trong trường hợp chỉ một con số cũng khiến lỗ lũy kế giảm và việc hoàn nhập lũy kế được thừa nhận. Nợ chính là tài sản có trên hoàn nhập lỗ lũy kế. Bạn chú ý nên thực hiện điều chỉnh về chi phí khấu hao cho kỳ sau. Đồng thời, không được phép đảo ngược về khoản lỗ lũy kế trên lợi thế thương mại.
Trên đây là những chia sẻ xoay quanh thắc mắc lũy kế là gì cũng như những vấn đề liên quan. Mong rằng những chia sẻ này của mình sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về khái niệm này để có thể vận dụng vào công việc khi cần thiết. Cảm ơn các bạn đã dành thời gian quan tâm và theo dõi bài viết! Chúc các bạn có một ngày làm việc và học tập thật hiệu quả!