Make sense là gì? Các cụm từ liên quan đến make sense trong Tiếng Anh

Trong quá trình học tiếng Anh, đặc biệt là khi bắt đầu làm quen với Idioms, Phrasal Verb. Thì chắc hẳn ai cũng đã từng nghe qua đến cụm từ make sense phải không nào?

Cụm từ này không chỉ xuất hiện trong giao tiếp mà còn có ở trong các bài thi tiếng Anh từ Toeic, Toefl đến IELTS. Hơn nữa, cách dùng của cụm từ này cũng khá đa dạng. Bởi nó không có khuôn mẫu hay cấu trúc nào cả.

Chính vì thế, trong bài viết ngày hôm nay, ITQNU sẽ cùng các bạn đi tìm hiểu rõ hơn về Make sense là gì? Make sense được sử dụng như thế nào trong tiếng Anh? Và một số cụm từ liên quan đến Make sense mà các bạn cũng nên biết nhé. Hãy bắt đầu thôi nào!

Make sense là gì?

Make sense là một idioms khá thông dụng trong tiếng Anh. Idioms có nghĩa là từ/ cụm từ được người bản ngữ thường xuyên sử dụng trong giao tiếp hàng ngày. Điều đặc biệt của idioms là ở chỗ nó không mang nghĩa đen truyền thống mà mang một nét nghĩa đặc trưng, ám chỉ hành động khác.

Make sense nếu nhìn qua thì chúng ta có thể thấy nghĩa đen của nó là làm cho đơn giản. Nhưng nó lại được sử dụng trong giao tiếp với ý nghĩa là làm cho có ý nghĩa, làm cho dễ hiểu, làm cho hợp lý, có logic.

Make sense được sử dụng như thế nào?

Make sense được dùng trong câu với vai trò là cụm động từ, bổ sung cho chủ ngữ. Để chia động từ Make sense thì ta sẽ chia động từ make theo chủ ngữ. Chẳng hạn như:

1. Thì hiện tại đơn

  • Khẳng định: S + make(s/es) sense + …
  • Phủ định: S + don’t/ doesn’t + make sense + …
  • Nghi vấn: Do/ does + S + make sense?

Ex: The explaination of the general director doesn’t make sense to the angry customers. (Sự giải thích của vị tổng giám đốc chẳng hoàn toàn có nghĩa lý gì với những khách hàng đang bực bội).

2. Thì quá khứ đơn

  • Khẳng định: S + made sense + …
  • Phủ định: S + didn’t + make sense + …
  • Nghi vấn: Did + S + make sense?

Ex: This exercise of maths is so complecated, I didn”t make sense at all. (Bài tập toán này thật phức tạp, tôi đã chẳng thể hiểu hết được).

3. Thì tương lai đơn

  • Khẳng định: S + will + make sense + …
  • Phủ định: S + won’t + make sense + …
  • Nghi vấn: Will + S + make sense?

Ex: We will make sense of this problem. (Chúng tôi sẽ làm rõ vấn đề này).

Khi sử dụng với ý nghĩa là dễ hiểu, có ý nghĩa thì Make sense thường được sử dụng đi kèm như sau:

  • Make sense to somebody: dễ hiểu với ai/ có ý nghĩa với ai
  • Make sense for something: có ý nghĩa/ dễ hiểu với cái gì, việc gì
  • Make sense for somebody: thuận tiện cho ai
  • Make any sense: chẳng hợp lý, chẳng hiểu gì cả

Một số cụm từ liên quan đến Make sense

Bên cạnh cụm từ Make sense thì các bạn cũng có thể tham khảo thêm một vài cụm từ/ cụm động từ đi với make và sense thông dụng trong tiếng Anh như:

  • Make sense of something: hiểu được, hiểu ý nghĩa
  • Be one’s sense: minh mẫn
  • Be out of one’s sense: điên dại
  • Lose one’s sense: mất trí, mất đi sự minh mẫn
  • Talk sense: nói không, không nói vớ vẩn
  • Sense of humor: óc hài hước
  • No business sense: không có đầu óc kinh doanh
  • That makes sense: cái đó hợp lí đấy
  • Lack of common sense: thiếu, không có ý thức
  • Am I making sense?: tôi nói có dễ hiểu không?
  • It makes no sense: nó không có ý nghĩa gì cả
  • Use your common sense!: hãy dùng cái tri thức/ hiểu biết thông dụng của anh!
  • That certainly makes sense: điều đó chắc chắn là có ý nghĩa
  • Make a mess: bày bừa ra
  • Make a move: move
  • Make a promise: hứa
  • Make a proposal: đưa ra đề nghị
  • Make room for: chuyển chỗ
  • Make war: gây chiến
  • Make trouble: gây rắc rối
  • Make use of: tận dụng
  • Make a phone call = call = phone: gọi điện

Như vậy, trê đây là những thông tin vô cùng bổ ích liên quan đến Make sense là gì mà mình và các bạn đã cùng đi tìm hiểu.

Chắc hẳn sau khi đọc xong bài viết này thì các bạn cũng đã tích lũy thêm cho mình một vốn kiến thức rất cần thiết rồi đúng không nào? Cảm ơn các bạn đã dành thời gian quan tâm theo dõi bài viết! Chúc các bạn có một ngày làm việc và học tập thật hiệu quả!

Bài viết liên quan