OEM là gì? OEM là viết tắt của những từ nào? Tất tần tật về OEM

Hiện nay, trên các trang mạng xã hội cũng như ngoài đời khi giao tiếp. Người ta rất hay sử dụng những từ ngữ chuyên ngành hoặc từ viết tắt để nói với nhau. Nếu bạn thường xuyên đi mua hàng thì chắc hẳn đã từng biết đến OEM rồi đúng không nào?

Tuy nhiên, không phải bất kỳ ai cũng nắm rõ được thông tin về mặt hàng này. Vậy OEM là gì? OEM là viết tắt của những từ nào hay là từ ngữ chuyên ngành của một lĩnh vực nào đó? Hãy cùng ITQNU đi tìm hiểu rõ hơn về OEM qua bài viết dưới đây nhé!

OEM là gì?

OEM là viết tắt của Original Equipment Manufacturer. Tức là nhà sản xuất thiết bị gốc. OEM dùng để chỉ các sản phẩm được công ty sản xuất làm theo thiết kế, thông số kỹ thuật được đặt trước bởi một công ty khác.

Hiểu một cách đơn giản thì OEM là những sản phẩm được sản xuất bởi một công ty. Và được đưa ra thị trường dưới thương hiệu của công ty đặt làm ra sản phẩm.

Hàng OEM là gì? Có đặc điểm như thế nào?

Trước tiên chúng ta cần hiểu hàng OEM là hàng xịn. Nhưng các bộ phận, máy móc được nhập khẩu riêng từ nhà máy sản xuất chính hãng theo từng bộ phận rồi mới được công ty đặt hàng lắp ráp thành sản phẩm hoàn thiện.

Công ty đặt hàng phải cập nhật và báo trước số lượng, yêu cầu sản phẩm cho nhà sản xuất. Trong khi đó, nhà sản xuất chỉ được lắp ráp, không được tự ý bán hàng OEM ra thị trường dưới dạng sản phẩm đơn lẻ.

Chúng ta cùng lấy ví dụ thực tế nhất đó là Apple và Foxconn. Trong đó, Apple là khách hàng, chịu trách nhiệm nghiên cứu công nghệ và phân phối sản phẩm. Còn Foxconn sẽ là bên sản xuất sản phẩm. Khi đó, Foxconn chính là công ty OEM.

Hàng OEM có yêu cầu như thế nào?

Trong quá trình sản xuất các mặt hàng sản phẩm, quá trình OEM cũng luôn phải đáp ứng đủ các tiêu chuẩn. Đó là việc đáp ứng các nhu cầu của bên tiêu dùng và thực hiện đúng với quy trình sản xuất một sản phẩm khi được tạo ra.

Nhìn chung, nếu bên đặt hàng đứng ở vị trí là đối tác OEM là những nhà sản xuất. Thì họ cần đảm bảo được 2 yêu cầu chính quan trọng nhất trong quá trình này, đó là:

  • Bên nhập hàng OEM phải đưa ra những thông tin cập nhật và báo trước số lượng mình muốn đặt là bao nhiêu? Có những yêu cầu gì đối với sản phẩm. Báo trước cho nhà sản xuất A dưới hình thức là đơn đặt hàng hoặc hợp đồng sản xuất. Điều này giúp cho mọi nhà cung ứng và sản xuất hàng OEM lên kế hoạch sản xuất cụ thể. Đảm bảo đúng theo yêu cầu về số lượng và chất lượng của bên đặt hàng.
  • Nhà đặt hàng không được tự ý bán hàng OEM ra thị trường với những dạng mua bán theo kiểu bán từng loại linh kiện, thiết bị hay sản phẩm riêng lẻ, rời rạc. Theo quy định, họ chỉ được phép lắp ráp và tiêu thụ sản phẩm chính hãng của bên sản xuất khi sản phẩm đã được hoàn thiện về tổng thể

Thành phần tham gia OEM bao gồm những gì?

Trước hết, để có thể thực hiện sản xuất và tiêu thụ những hàng hóa hay sản phẩm. Thì tất cả những công ty đều phải có những thành phần liên quan trong việc tạo và tiêu thụ sản phẩm.

Hàng OEM có sự liên quan và góp mặt của 2 thành phần tham gia đó chính là:

  • Công ty cung cấp nguồn của các mặt hàng sản phẩm
  • Công ty đặt hàng sản xuất các hàng hóa sản phẩm

Cũng chính vì yêu cầu của thị trường mà một bên tiến hành cung cấp và một bên thực hiện đặt hàng, làm quá trình OEM được lưu thông và diễn ra rất mạnh mẽ.

Giá thành của hàng hóa OEM như thế nào?

Chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy những mặt hàng của OEM trên thị trường hầu hết là có giá thành thấp hơn những mặt hàng thông thường khác. Có thể do đây là những thiết bị được sản xuất từ chính hãng nhà sản xuất nên giá thành thường ở mức thấp.

Hiện nay, chúng ta có thể thấy là những loại hàng hóa cung cấp theo hình thức OEM đang rất phổ biến tại nhiều nơi trên cả nước. Chính vì thế mà hàng OEM được rất nhiều sự lựa chọn và tin dùng của nhiều người sử dụng.

Sự khác nhau giữa OEM và kinh doanh truyền thống

Khi tìm hiểu về OEM, chúng ta dễ dàng nhận thấy sự khác biệt giữa hình thức kinh doanh theo mô hình OEM với kinh doanh truyền thống chính là ở khâu sản xuất.

Với phương thức OEM, chi phí đầu tư ban đầu của một doanh nghiệp có thể không lớn. Vì có thể bỏ qua toàn bộ hoặc một phần công đoạn sản xuất. Chính điều này giúp cho hầu hết những mặt hàng của OEM đều có giá thấp hơn những mặt hàng thông thường.

Chính các đặc điểm trên đã mang lại nhiều lợi thế cho hình thức kinh doanh theo mô hình OEM, cụ thể như sau:

  • Các công ty có thể triển khai và đưa ra nhiều ý tưởng kinh doanh khác nhau.
  • Dễ dàng đưa vào thử nghiệm nhiều mặt hàng, ý tưởng kinh doanh để mặt hàng đó có thể thâm nhập thị trường một cách nhanh chóng.
  • Các công ty OEM có thể tiếp cận được các thành quả nghiên cứu. Công nghệ mới mà công ty đặt hàng nắm giữ. Chính vì vậy, các công ty đặt hàng cần phải lựa chọn nhà sản xuất, nhà cung ứng tin cậy để tránh trường hợp ăn cắp công nghệ.

Như vậy, trên đây là những thông tin cơ bản nhất có liên quan đến OEM là gì mà ITQNU đã chia sẻ với bạn đọc. Hy vọng rằng những thông tin này sẽ cung cấp cho bạn đọc những kiến thức thực sự bổ ích. Cảm ơn các bạn đã quan tâm theo dõi bài viết! Chúc các bạn có một ngày làm việc và học tập thật hiệu quả!

Bài viết liên quan