Timeline có lẽ là một khái niệm được dùng khá nhiều và khi nhắc đến thì cũng có nhiều người biết. Thế nhưng để định nghĩa chính xác nhất Timeline là gì? Thì có lẽ không nhiều người biết và còn đang rất mơ hồ.
Vậy rốt cuộc thì Timeline là gì? Timeline có ý nghĩa như thế nào mà lại luôn cần phải làm? Bài viết dưới đây của ITQNU sẽ giúp các bạn giải đáp mọi thắc mắc liên quan đến Timeline nhé!
Timeline là gì?
Có thể hiểu một cách đơn giản thì Timeline là sự trình bày một chuỗi các sự kiện theo thời gian dọc theo một đường được vẽ. Cho phép người xem hiểu được các mối quan hệ tạm thời một cách nhanh chóng.
Thuật ngữ này đôi khi cũng được mở rộng để có nghĩa là một niên đại theo bảng. Các đoạn theo từng năm hoặc hoàn toàn là khái niệm. Càng ngày thì các mốc thời gian được minh họa bằng infographics kết hợp văn bản và hình ảnh đồ họa để trình bày tốt hơn.
Các mốc thời gian rất hữu ích để ghi lại bất kỳ loại phát triển nào, cung cấp một lịch sử dễ hiểu và giúp người xem hiểu được các xu hướng trong quá khứ và hiện tại.
Các công cụ cũng hữu ích cho các nhiệm vụ quản lý. Trong quản lý dự án , ví dụ, một Timeline minh họa sự kiện quan trọng. Thời hạn và số ngày quan trọng khác và các sự kiện trong vòng đời của dự án. Cân bằng rõ ràng mục tiêu đến ngày cụ thể. Các chú thích cho dòng thời gian có thể ghi lại tiến trình thực tế.
Timeline công việc là gì?
Như ở trên thì chúng ta đã hiểu được khái niệm Timeline là gì? Vậy, cụ thể hơn chúng ta sẽ tìm hiểu Timeline công việc là gì?
Đó chính là một bản tiến độ, vạch ra những điều bạn thực hiện công việc. Nó sẽ là nơi giúp bạn ghi chú, note lại để quan sát tất cả các công việc cần làm trong một thời gian nhất định của một dự án.
Vạch ra và sắp xếp lại theo thứ tự ưu tiên, thực hiện trước – sau. Để xem deadline như thế nào, có hoàn thành công việc hay chưa và việc nào còn đang bị dang dở. Điều này thật sự cần thiết vì nó giúp cho bạn sắp xếp thời gian một cách khoa học và làm việc có hiệu quả hơn, không bị rối khi nhìn vào “mớ công việc” hỗn loạn.
Timeline truyền thông là gì?
Timeline truyền thông cũng giống như timeline công việc nói chung. Đây là một bảng công việc trong quá trình thực hiện truyền thông. Ngày nào bắt đầu, ngày nào kết thúc, thực hiện ra sao và mục đích muốn đạt được như thế nào?
Timeline truyền thông sẽ giúp cho chiến dịch của bạn trở nên thành công và đạt được kết quả như mong muốn. Và đối với truyền thông, nếu timeline bị sai lệch, tính toán không chính xác thì sự kiện, chiến dịch đó sẽ đứng trên bờ vực thẳm. Chính vì vậy mà xây dựng timeline truyền thông cần cả một đội ngũ và suy xét rất cẩn thận.
Timeline có thể giúp được gì cho bạn?
1. Có được một thời gian biểu rõ ràng
Để đảm bảo hiệu quả về thời gian, lịch làm việc của bạn. Thì bạn nên có ngày bắt đầu và ngày kết thúc của mỗi công việc. Điều quan trọng là làm thế nào để phân bổ thời gian hợp lý và chặt chẽ. Bạn có thể dành hàng giờ chỉ để thực hiện lịch trình của riêng bạn. Nhưng nó sẽ giúp bạn tiết kiệm nhiều thời gian hơn.
Nhờ các thiết lập khoa học kịp thời, mỗi khi bạn nhìn vào dòng thời gian. Bạn sẽ biết vào ngày bạn dành thời gian và bạn như thế nào. Như vậy, timeline sẽ giúp bạn thoải mái và không bị chán nản, chìm đắm trong đống công việc. Và khi đó, thời hạn cuối cùng cũng không còn là vấn đề đáng lo ngại nữa. Vì bạn tự tin rằng mọi thứ sẽ được hoàn thành trong thời hạn cho phép.
2. Biết được năng lực của mình tới đâu
Timeline cũng bao gồm các kế hoạch để thực hiện mục tiêu của bạn và khi bạn minh họa kế hoạch này. Bạn cần biết bạn có thể làm bao nhiêu công việc trong một ngày.
Điều này sẽ giúp bạn có thể nhìn thấy các kỹ năng và trình độ của mình. Tránh nắm lấy nhiều thứ gây ra mệt mỏi và căng thẳng. Làm được như vậy thì công việc của bạn sẽ có hiệu quả hơn rất nhiều.
3. Không lạc lối, luôn biết mình phải làm gì tiếp theo
Khi thiết lập Timeline, các mục công việc lớn phải được chia thành các loại công việc cụ thể và được phân bố trong thời gian biểu. Bạn cần cân nhắc và liệt kê đầy đủ những việc cần làm theo một trình tự logic. Có như vậy thì khi nhìn vào Timeline của mình bạn sẽ thấy được những việc nào cần hoàn thành trong hôm nay và những việc tiếp theo phải thực hiện trong ngày mai là gì. Nhờ đó mà bạn sẽ tránh được sự rối rắm không đáng có và khiến cho bản thân mình luôn rơi vào tình trạng không biết phải làm gì tiếp theo, được gọi là lạc lối.
4. Đảm bảo được tính hiệu quả của một dự án
Nếu như bạn đang làm một dự án mà cần có sự góp mặt của nhiều người để đảm nhiệm những lĩnh vực riêng biệt đòi hỏi chuyên môn thì Timeline chính là yếu tố cần thiết hơn bao giờ hết.
Mình xin phép lấy ví dụ đơn giản là trong dự án của bạn, hạng mục công việc A và B là do 2 người khác nhau thực hiện. A cần phải được hoàn thành trước thì mới đủ điều kiện để thực hiện B. Khi đó, việc sắp xếp trình tự công việc và ngày hoàn thành trong Timeline sẽ giúp bạn dễ dàng quản lý hơn, đảm bảo dự án được tiến hành theo đúng tiến độ công việc.
Nhờ những lợi ích trên mà Timeline ngày càng được sử dụng rộng rãi hơn bao giờ hết. Mỗi cá nhân, mỗi nhóm sẽ có các bảng định dạng khác nhau để phù hợp với loại công việc, nhưng tất cả nên bao gồm nội dung công việc, người thực hiện, ngày bắt đầu, ngày dự kiến hoàn thành, ngày hoàn thành trên thực tế.
Hy vọng rằng những thông tin mà mình đã chia sẻ trên đây về nội dung Timeline là gì sẽ hữu ích đối với bạn đọc. Giúp bạn hiểu rõ hơn về Timeline cũng như những lợi ích mà Timeline sẽ mang lại cho công việc và cuộc sống của bạn. Cảm ơn các bạn đã dành thời gian theo dõi bài viết! Chúc các bạn có một ngày làm việc thật hiệu quả!